KIÊNG ĂN GÌ KHI BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN?

Các thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược

Ở Việt Nam, ước tính có hơn 7 triệu người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu hàng ngày mà còn giúp hạn chế các biến chứng của bệnh. Hãy cùng Ân Đức đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nên kiêng ăn gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản nhé!

nên kiêng ăn gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Nên kiêng ăn gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản

1. Tìm hiểu về trào ngược dạ dày – thực quản.

Trào ngược dạ dày – thực quản, còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, đôi khi xảy ra lúc hoặc thường xuyên. Nó thể là tình trạng sinh lý hoặc chức năng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể. Hoặc cũng có thể là một căn bệnh lý gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và nhiều biến chứng hô hấp khác. Bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

2. Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Viêm, loét thực quản:

Viêm và loét thực quản là kết quả của sự trào ngược dịch dạ dày lên thực quản một cách thường xuyên, có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản. Các triệu chứng phổ biến bao gồm khó chịu khi nuốt, đau khi nuốt, cảm giác đau ở ngực, đặc biệt là phía sau xương ức trong quá trình ăn uống, buồn nôn, nôn mửa và mất cảm giác thèm ăn.

Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản):

Đây là hiện tượng biến đổi màu sắc của tế bào lớp niêm mạc thực quản do tiếp xúc liên tục với axit từ dạ dày. Chỉ một số nhỏ người mắc trào ngược dạ dày thực quản mới có khả năng phát triển thành bệnh Barrett của thực quản.

Hẹp thực quản:

Hẹp thực quản xảy ra do thực quản bị viêm, gây ra xơ hóa và co rút thực quản.

Ung thư thực quản:

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến bệnh Barrett thực quản và nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản, một biến chứng nghiêm trọng và hiếm. Các triệu chứng thường bao gồm: cảm giác nuốt nghẹn, trớ, đau ở phía sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho liên miên, đau ngực và triệu chứng nhiễm trùng nổi bật. Một số bệnh nhân có thể phát hiện các hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả hai bên. Sau thời gian mắc bệnh, họ có thể mất cân nặng nhanh chóng và gặp vấn đề về dinh dưỡng. Nguyên nhân do cảm giác nuốt nghẹn và suy dinh dưỡng. Da có thể sạm, khô và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đặc biệt, tình trạng này có thẻ dễ dàng thấy được trên mặt và hai bàn tay.

Một lượng nhỏ dịch axit trào lên có thể gây viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những người mắc trào ngược dạ dày có thể gặp phải ho kéo dài, khàn tiếng do dây thanh quản bị dày lên. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp các vấn đề như mòn răng, viêm tai và viêm tuyến giáp.

3. Các thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản

Các thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược
Các thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược

Việc clựa chọn thực phẩm có tính kiềm và khả năng trung hòa axit là một phương pháp quan trọng. Các thực phẩm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, hoặc các loại đạm dễ tiêu có thể giúp ngăn chặn sự bào mòn của axit trên lớp niêm mạc trong dạ dày và hạn chế việc axit trào lên thực quản.

Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hoặc kích thích cơ thắt dưới thực quản cũng rất quan trọng. Điều này bao gồm việc hạn chế hoa quả có hàm lượng axit cao như chanh, cam, dứa, các loại nước có ga, thực phẩm cay, nóng và chocolate.

Ngoài ra, cần kiêng rượu bia, cà phê và thuốc lá. Tránh mặc quần áo quá chật, ăn quá no, ăn muộn vào buổi tối, cúi quá lâu, nằm xuống trong vòng 2 giờ sau khi ăn và uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm với đầu cao hơn chân khoảng 15 cm cũng được khuyến khích.

Nếu cần, giảm cân cũng là một biện pháp quan trọng, đặc biệt nếu có thừa cân hoặc béo phì.

4. Thực phẩm phù hợp với người trào ngược dạ dày thực quản.

Bánh mì và bột yến mạch có thể giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, từ đó giảm nguy cơ tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ… chứa nhiều chất xơ và amino acid, là sự lựa chọn tốt cho người mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn là các loại đạm dễ tiêu giúp trung hòa axit và giảm triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.

Sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và cung cấp men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa, nhưng không nên ăn khi đói.

Nghệ và mật ong thường được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng ngày và có thể hỗ trợ điều trị cho người mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Khi điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng không cải thiện triệu chứng, phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa có thể được sử dụng, bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, với mục tiêu kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và giảm nguy cơ biến chứng.

Để đặt lịch khám tại đây, quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0236 3789 517 hoặc đặt lịch trực tiếp qua:

Đọc thêm: 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1

Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 37 89 517

 Zalo: 0368.275.751

Email: anduc1.pkdk@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *