Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn hết sức non nớt và đang phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em sẽ gặp phải một số bệnh về đường tiêu hóa. Vậy việc tìm hiểu thông tin về các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ có gì đặc biệt quan trọng? Mời bạn cùng mình tìm hiểu nhé!
I. Bệnh đường tiêu hoá là gì?
Trước khi tìm hiểu về bệnh đường tiêu hóa, hãy cùng mình xem cấu tạo của hệ tiêu hóa như thế nào?
Hệ tiêu hóa bình thường sẽ gồm đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hóa. Trong đó, hệ thống đường tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, trực tràng, ruột già, ruột non và ống hậu môn, hậu môn. Cơ quan phụ trợ đường tiêu hóa bao gồm: má, môi, răng, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan cuối cùng là túi mật.
Bệnh đường tiêu hóa là khi hệ thống đường tiêu hóa xuất hiện nhiều vấn đề bất thường. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó, nó gây khó khăn trong việc hấp thụ nước uống, dinh dưỡng. Một số loại bệnh đường tiêu hóa phổ biến như là: trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, sỏi mật, xơ gan, trĩ…
II. Nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hoá.
Danh mục bài viết
2.1 Chế độ ăn không lành mạnh
Việc sử dụng quá nhiều thức ăn có tính acid hoặc chứa nhiều hóa chất công nghiệp độc hại. Đó là một trong những các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đường tiêu hóa. Điển hình như các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ… Những loại thức ăn này, sẽ làm tăng tính acid trong dạ dày của mình. Tình trạng viêm loét dạ dày sẽ xảy ra nếu ăn thực phẩm này trong thời gian dài.
Việc ăn uống không lành mạnh sẽ làm nồng độ pH trong máu bị acid hóa. Khi đó những tế bào khỏe mạnh rất khó sống trong môi trường này. Đồng thời nó tạo cơ hội cho những tế bào bệnh và đặc biệt là ung thư phát triển.
2.2 Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đường tiêu hóa. Nếu thường xuyên bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng sẽ tác động rất xấu đến cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra nếu ăn vội, nhai không kỹ từ đó gây áp lực lên dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiêu hóa.
Bạn nên từ bỏ các thói quen vừa ăn vừa dùng điện thoại, xem ti vi cũng như để bụng quá đói, quá no. Vì khi đó dạ dày làm việc quá sức, hoạt động nhu động đường ruột co bóp chậm lại. Khi đó lượng dịch tiêu hóa không đủ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…
2.3 Không vận động nhiều
Việc lười không vận động là đến từ những thói quen, nó tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trĩ, táo bón…Vận động hàng ngày, sẽ giúp hệ tiêu hóa đưa các chất dinh dưỡng di chuyển dọc theo cơ thể.
2.4 Do căng thẳng, stress
Bạn đang trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, stress nhiều cũng sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Các chất dẫn truyền thần kinh sẽ yếu đi khi bị stress, căng thẳng. Trong đó serotonin sẽ có vai trò hỗ trợ điều tiết, kích thích quá trình tiêu hóa.
II. Bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến trẻ nhỏ?
Khi tình trạng đường tiêu hoá xảy ra ở trẻ nhỏ, cơ thể gặp vấn đề, các cơ quan bị tổn thương. Chúng ta không thể giấu được nỗi lo lắng. Khi còn nhỏ, hầu hết các cơ quan của trẻ em chưa thực sự được hoàn thiện, đề kháng yếu. Đây là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Trong đó, bệnh hệ tiêu hóa của trẻ là cơ quan thường xuyên gặp vấn đề.
Đặc biệt, khi bị bệnh liên quan tới vấn đề đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ mất rất nhiều thời gian hồi phục và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân chính là do sức đề kháng của bé còn yếu.
Các bác sĩ chỉ ra rằng các bệnh đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cụ thể, sức khỏe của bé suy giảm cực kỳ nhanh, trong thời gian này bé trông xanh xao, gầy gò hơn hẳn. Nếu không kịp thời điều trị, sự phát triển về cả thể chất, tinh thần đều sẽ bị ảnh hưởng, đe dọa. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên chủ động theo dõi thường xuyên và phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh cho con trẻ.
III. Điểm mặt các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
3.1. Tiêu chảy
Không thể phủ nhận rằng tiêu chảy là một trong các bệnh đường tiêu hóa thường dễ gặp ở trẻ em nhất. Chắc chắn rằng, tất cả các em bé đã từng trải qua hiện tượng kể trên. Đường ruột của bé đang bị nhiễm vi rút hoặc bị một số loại vi khuẩn tấn công là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này.
Biểu hiện điển hình của bệnh tiêu chảy ở bé là đi đại tiện ít nhất 3 – 4 lần trong một ngày. Phân thường lẫn dịch nhầy và khá lỏng. Kèm theo đó, một vài triệu chứng như đau bụng, cơ thể mất nước.
Bệnh tiêu chảy sẽ tồn tại dưới hai dạng chính, đó là cấp tính và mạn tính, các bậc phụ huynh nên theo dõi nhé! Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ em sẽ bị mất nước cực kỳ nhanh chóng. Nếu để tình trạng này kéo dài không được xử lý kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng, sức khỏe bệnh nhân.
3.2. Táo bón
Ngược lại, nhiều bé nhỏ gặp vấn đề liên quan tới đường ruột và với tình trạng táo bón. Chúng cũng không dễ chịu hơn bệnh tiêu chảy là bao. Tốt nhất, cá bậc phụ huynh không nên chủ quan. Khi phát hiện bé đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em nhé!
Khi bị táo bón, một số biểu hiện ở trẻ em như đi đại tiện rất khó, phân khô, khá cứng, thậm chí sẽ có lẫn một chút máu. Ngoài ra, bé thường tỏ ra rất khó chịu và đau đớn mỗi khi đi đại tiện.
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc tại sao trẻ em lại gặp phải tình trạng kể trên? Lý do chính gây ra hiện tượng táo bón là chế độ dinh dưỡng của con mình thiếu nước, thiếu chất sơ,… Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cũng sẽ gây ra bệnh táo bón
Các bác sĩ cũng nói rằng, vấn đề trên có thể xảy ra khi trẻ em bị ảnh hưởng tâm lý, căng thẳng, lo lắng, hoặc rối loạn cảm xúc. Chính vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm tới cảm nhận, tinh thần của con trẻ nhiều hơn nữa.
3.3. Trào ngược dạ dày
Nhắc tới các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Chúng ta không thể không nhắc đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. Trong đó, triệu chứng điển hình nhất ở bé là thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng,…
Hiện tượng trên sẽ xuất hiện khi em bé ăn uống chưa thực sự phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và khoa học. Lâu dần, acid từ dạ dày sẽ tác động và làm cho thực quản của trẻ nhỏ bị tổn thương nghiêm trọng, viêm tấy.
Khi mắc bệnh, khả năng ăn uống của con nhỏ kém hẳn đi, cân nặng sụt nhanh khiến cha mẹ thực sự lo lắng.
Bên cạnh đó, nếu như hệ tiêu hóa bị tổn thương. Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng thường xuyên đau bụng, nôn trớ, đại tràng co thắt. Các bậc phụ huynh cần theo dõi những biểu hiện trên và đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Nếu trì hoãn quá lâu thì sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ có thể bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng.
IV. Chủ động phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ
Đầu tiên, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các bậc phụ huynh nên xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ con. Bạn nên lựa chọn thực phẩm sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm. Bởi vì hệ vi sinh của các bé nhỏ chưa thực sự phát triển, nên các vi khuẩn ẩn trong thực phẩm nó có thể tấn công bé dễ dàng.
Khi con bị cảm vặt, chúng ta không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Nếu sử dụng liên tục thì hệ vi sinh đường ruột của bé có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng bất cứ lúc nào. Hậu quả sẽ là cơ thể trẻ em nhạy cảm hơn và rất dễ mắc bệnh liên quan tới đường ruột.
Một bí quyết, để hạn chế các bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ em là bổ sung men vi sinh cho bé. Sản phẩm này cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, góp phần vào quá trình phát triển trí tuệ và thể chất.
V. Cách xử trí khi con mắc các bệnh đường tiêu hóa
Một vấn đề, luôn được các bậc phụ huynh quan tâm đến là nên xử lý như thế nào khi con mình mắc các bệnh đường tiêu hóa. Nhìn chung, bệnh này liên quan trực tiếp đến các chế độ dinh dưỡng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm xây dựng thực đơn mỗi ngày hợp lý, đủ chất để sức khỏe bé sớm bình phục.
Ngay khi phát hiện những triệu chứng lạ. Bạn đừng chần chờ, mà hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị đúng cách, kịp thời. Như vậy, sức khỏe và sự phát triển của con không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Phòng khám đa khoa Ân Đức 1 là một địa điểm thăm khám uy tín có tiếng tại Đà Nẵng. Bạn có thể ghé khám, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0236 37 89 517 để đội ngũ y bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!
Đọc thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com