Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với nhiều đặc điểm so với người lớn và chưa phát triển hoàn chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột. Do đó trẻ hay gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá với những biểu hiện như buồn nôn, ói, tiêu chảy, táo bón, … Vậy nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu? Hãy cùng Đa khoa Ân Đức tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
I. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là một tình trạng khi hệ tiêu hoá của bé có những biến chuyển về nhu động ruột và khả năng hấp thu của dịch ruột, bị đầy bụng hoặc gặp khó khăn với việc tiêu hoá thức ăn.
Bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ sẽ gây nên sự cản trở không nhỏ đối với sự tăng trưởng của bé sau này. Vì đây là giai đoạn cơ thể trẻ thiếu một nguồn dinh dưỡng ổn định. Khi căn bệnh rối loạn tiêu hoá phát triển, lượng dưỡng chất cung cấp vào cơ thể bị giảm sút. Hậu quả là khiến trẻ ngày càng suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể lực và trí tuệ, suy giảm hệ miễn dịch. Càng lâu dài về sau, trẻ sẽ lại tái phát rối loạn tiêu hoá khi có những tác nhân từ môi trường xâm nhập vào đường tiêu hoá.
II. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có một vài nguyên nhân thường gặp dưới đây:
Danh mục bài viết
1. Sức đề kháng của bé còn yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện
Hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt, hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột không đủ khoẻ để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể khiến trẻ dễ dàng bị vi rút, vi khuẩn gây hại xâm nhập, dẫn đến những biểu hiện rối loạn tiêu hoá. Sức đề kháng yếu và hệ tiêu hoá ở trẻ sơ sinh (từ 0 – 6 tuổi) phát triển chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố nguy cơ gây rối loạn tiêu hoá cho trẻ.
2. Chế độ ăn uống chưa khoa học
Chế độ dinh dưỡng tác động rất nhiều lên hệ tiêu hoá bất kể là trẻ em hay người già. Cho trẻ ăn thực phẩm khó tiêu, có nhiều mỡ, đạm, ít chất xơ, …. Ngoài ra, nếu trẻ đang bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ cũng là tác nhân khiến hệ tiêu hoá của trẻ có vấn đề.
3. Ngộ độc thực phẩm
Hệ tiêu hoá của trẻ cực kỳ nhạy cảm và có thể bị virus hoặc vi khuẩn tấn công khi sử dụng thức ăn không đảm bảo an toàn. Đồ ăn ôi thiu, sơ chế không đúng quy trình và bảo quản không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu.
4. Thói quen ăn uống
Rối loạn tiêu hoá có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc đất cát, thú cưng, đồ chơi và vật dụng không sạch sẽ. Sau đó không vệ sinh tay và đưa tay lên miệng để lấy thức ăn đưa vào miệng sẽ có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hoá. Do lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.
5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời huỷ diệt vi khuẩn có lợi cho đường ruột, không có hoặc số lượng lợi khuẩn không đủ mạnh để bảo vệ đường ruột của trẻ.
6. Vấn đề tâm lý
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ có thể xảy ra bởi vấn đề tâm lý, stress hoặc sự thay đổi thất thường trong cuộc sống. Trẻ từng trải qua sự lo âu, căng thẳng hoặc đau buồn và các tình trạng tâm lý này sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá.
7. Loạn khuẩn đường ruột
Hệ tiêu hóa ổn định là hệ tiêu hóa cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi đóng vai trò bảo vệ sức khỏe cho trẻ và duy trì sự hoạt động bình thường trong cơ thể. Nếu vi khuẩn có hại nhiều hơn lợi khuẩn thì bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất dễ xảy ra. Vì vậy, các bố mẹ nhớ lưu ý để tránh trường hợp này xảy ra với bé nhà mình nhé.
III. Một số triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Đối với trẻ em (nhất là trẻ <2 tuổi), hệ đường ruột của các bé còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh. Nên khi ta thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày của bé thì bé rất dễ bị tình trạng rối loạn tiêu hóa. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bố mẹ cần nên biết về các triệu chứng dưới đây để có phương án điều trị kịp thời:
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Biểu hiện của tình trạng tiêu chảy là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Đi liên tục không quá 14 ngày, bé mệt, kiệt sức, chán ăn, dễ nôn trớ. Một số trẻ khác còn bị đau họng, sốt, phân có chất nhầy, có máu, …
Những nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là: do người mẹ sử dụng thuốc hoặc dùng thức ăn lạ, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, kém dung nạp dưỡng chất, …. Căn bệnh này gây suy dinh dưỡng, thậm chí gây tử vong vì bị thiếu nước, điện giải, nếu không được chữa trị kịp thời.
2. Đau bụng
Khó tiêu gây đau dạ dày. Trẻ lớn hơn có thể thông báo cho cha mẹ về tình trạng sức khỏe của mình. Ở những trẻ nhỏ chưa biết nói, cha mẹ có thể quan sát thấy các dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau bụng như: khóc to, bụng chướng, mặt đỏ bừng, chân co quắp, nắm chặt tay, .… Đau bụng ở trẻ em có thể do đói, ăn quá nhiều hoặc lồng ruột, thoát vị, v.v …
3. Táo bón
Táo bón không chỉ gây đau nhức ở trẻ mà còn gây ra nhiều hệ lụy. Tâm lý tiêu cực khiến trẻ sợ đi vệ sinh, kém ăn, bỏ ăn, … và gây tác hại cho đường ruột. Một triệu chứng khác của chứng khó tiêu ở trẻ em là táo bón. Đây là tình trạng trẻ không đi đại tiện thường xuyên mà chỉ 2-3 ngày một lần. Kết cấu phân khô, cứng, to, hình thành …. Bé đau bụng và khó đại tiện, phân đau, muốn đi lại nhưng không đi được. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn, đau bụng, chậm lớn.
Nguyên nhân bé bị táo bón có thể là do bé ăn đồ ăn khó tiêu. Như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, hoặc đồ ăn có quá nhiều chất đạm, trẻ ăn ít chất xơ, ít uống nước, không ăn trái cây. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng cũng có thể khiến bé bị táo bón.
4. Đầy hơi, chướng bụng
Trong trường hợp khó tiêu, trẻ có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi và chướng bụng. Các triệu chứng bao gồm đầy hơi thường xuyên và ợ hơi liên tục. Do có khí nên bé thường xuyên có mùi hôi và đôi khi hơi thở có mùi hôi. Chứng khó tiêu này khiến trẻ kém ăn, lười ăn do tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng kém. Táo bón thường xảy ra khi trẻ ăn thức ăn khó tiêu như: Ví dụ: thức ăn cứng, ít chất xơ, protein khó tiêu…
5. Buồn nôn, ói
Nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy lên miệng do tác động của cơ thể. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm: bú quá nhiều, bú quá gần nhau, thay sữa mới, núm vú mở quá to hoặc quá nhỏ, nằm sai tư thế. Khoảng 75% trường hợp trớ ở trẻ sơ sinh được giải quyết sau một năm, đó là lý do tại sao nó còn được gọi là trào ngược sinh lý.
Ngoài nôn mửa sinh lý, còn có thể xảy ra các dị tật về đường tiêu hóa như teo ruột, teo thực quản, phì đại tràng bẩm sinh, v.v. Chúng cũng là nguyên nhân gây nôn mửa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu điều trị muộn, trẻ có thể tử vong. Trẻ nôn mửa thường xuyên cũng có thể bị mất nước, mất chất điện giải (mất natri và clo) và mệt mỏi.
Cha mẹ nên theo dõi trẻ cẩn thận và đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có dấu hiệu nôn mửa dữ dội kèm theo sốt, mệt mỏi, nôn mửa kèm theo co giật hoặc hôn mê, nôn nhiều lần trong vòng 6 giờ. Nếu nôn cấp tính kèm theo sốt thì có thể do các bệnh lý về đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, đường ruột, ngộ độc thực phẩm, viêm mũi, viêm tai, viêm màng não …
6. Chậm phát triển, lâu tăng cân
Tăng cân chậm cũng thể hiện ở tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng giảm sút. Khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển dẫn đến tăng cân chậm. Ngoài việc theo dõi cân nặng của trẻ, cha mẹ cũng nên theo dõi quá trình đi tiêu, tiểu tiện và thói quen ăn uống của trẻ để kịp thời phát hiện những bất thường.
Ngoài ra, khi bị bệnh này, những cơn đau bụng đến liên tục, hoành hành khiến bé quấy khóc, khóc to.
IV. Biện pháp và cách phòng ngừa khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bệnh rối loạn tiêu hóa gây nhiều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bé. Để tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các bố mẹ nên có các biện pháp và cách phòng ngừa thích hợp. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả:
1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Điều chỉnh chế độ ăn cho bé, ăn uống cân bằng các dưỡng chất, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh và các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối.
2. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn phải được ưu tiên hàng đầu khi sơ chế và nấu cho trẻ ăn. Bố mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi mới, hợp vệ sinh, không chứa thuốc hóa học và rửa thật sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ còn phải sử dụng nước sạch để chuẩn bị thức ăn cho con. Thức ăn cho bé phải được nấu chín đều. Không được cho bé ăn thức ăn sống, chưa chín kỹ hoặc để lâu chưa nấu chín…
3. Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chế biến những loại thức ăn mềm để trẻ dễ tiêu hóa hơn. Các món ăn như cháo, súp, thịt hầm, … rất tốt cho đường ruột của bé vì dễ tiêu hóa, dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
4. Chia nhỏ các bữa ăn
Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên khó tiêu hóa hết được lượng lớn thức ăn lớn. Vì vậy, các phụ huynh hãy chia nhỏ bữa ăn của con ra thành nhiều bữa. Ngoài 3 bữa ăn chính là sáng – trưa – chiều, nên cho bé ăn thêm các bữa phụ. Bữa ăn phụ như là trái cây, sữa, sữa chua … để làm tăng dinh dưỡng cho trẻ. Việc này vừa giúp trẻ có thể tiêu hóa tốt hơn và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân
Dạy và rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn và nhiễm trùng. Xin lưu ý cha mẹ nên cho trẻ tẩy giun 6 tháng/lần.
6. Bổ sung men vi sinh
Để đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn, nên bổ sung thêm cho trẻ các loại men vi sinh. Cung cấp bào tử vi khuẩn có lợi và vi chất dinh dưỡng giúp cân bằng hệ thực vật đường ruột. Khi bé có một đường ruột khỏe mạnh sẽ giảm tình trạng bị khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra còn giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
7. Rèn luyện thể chất, cho bé vận động
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày. Chọn cho trẻ các bài tập phù hợp với độ tuổi, tập vừa sức. Một số hoạt động như đá bóng, đạp xe, bơi lội, …. Tập thể dục thể thao không chỉ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, duy trì chức năng hệ tiêu hóa tốt. Mà còn giúp bé phát triển về chiều cao và cân nặng.
8. Đưa con đi khám sức khỏe
Nếu con bạn có dấu hiệu khó tiêu, thử các biện pháp điều trị nhưng không hiệu quả. Hoặc nếu vấn đề tiêu hóa dai dẳng ngày càng trầm trọng thì đưa con đi khám sức khỏe ngay. Nên đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Bênh cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bé ở trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian từ ông bà mình. Một số biện pháp như: sử dụng hồng xiêm xanh khô nấu nước cho bé uống, sử dụng cà rốt để nấu cháo, uống nước lá ổi, ….
Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Các bố mẹ có thể tham khảo bài viết trên đây và tìm hiểu thêm để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Phòng khám đa khoa Ân Đức 1 là một địa điểm thăm khám uy tín có tiếng tại Đà Nẵng. Bạn có thể đưa bé ghé khám, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0236 37 89 517 để đội ngũ y bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!
Đọc thêm: https://dakhoaanduc.com/tin-tuc/phong-kham-da-khoa-quan-lien-chieu-da-nang
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com