Hệ thống thần kinh tự trị của con người bao gồm hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thống thần kinh giao cảm. Hai hệ thống này thường có mối quan hệ tương hỗ. Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hãy cùng Phòng khám Ân Đức tìm hiểu kĩ về bệnh thần kinh thực vật.
I. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn hệ thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm. Làm thay đổi chức năng của các cơ quan do hệ thần kinh tự chủ điều khiển. Và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau trên toàn hệ thống.
Hệ thần kinh thực vật nó có nhiệm vụ chi phối hoạt động của tất cả chức năng trong cơ thể con người. Cụ thể nó kết nối não bộ với hệ tim mạch, tiêu hóa sinh dục và các tuyến tiết khác.
II. Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
– Có triệu chứng đau đầu, giảm trí nhớ và giảm sự chú ý
– Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp làm cho cơ thể cảm thấy hốt hoảng sợ hãi
– Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp thay đổi liên tục
– Chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế có thể dễ ngất xỉu
– Khi trở trời bị tê tay, tê chân, đau nhức xương khớp toàn cơ thể
– Làm Rối loạn tiếu niệu, rối loạn đi tiểu, đại tiện
– Khó thở, có cảm giác hụt hơi hoặc có thể tăng lên khi ở những nơi tập trung đông người
– Ở vùng ngực xuất hiện những cơn đau thắt khó chịu, hoặc nhói lên một cách bất thường khiến tạo cảm giác nghẹt thở ở người bệnh
– Nhiệt độ trong cơ thể bị rối loạn, toát mồ hôi, lúc nóng, lúc lạnh
– Ngoài ra có các dấu hiệu rụng tóc, khô da, mạch ngoài da bị bị co giãn
– cảm giác mệt mỏi, lúc nào cũng thiếu sức sống
– Khi về đêm mắt gặp khó khăn khi nhìn không rõ do phản xạ đồng tử giảm
III. Dấu hiệu nhận biết thần kinh thực vật
Danh mục bài viết
– Rối loạn trên hệ thần kinh thực vật:
Khi chức năng của hệ thần kinh bị suy giảm có thể gây ra một số triệu chứng. Như run tay chân, đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, lo âu. Những triệu chứng này xuất hiện rõ ràng. Thay đổi thời tiết.
– Rối loạn trên hệ tim mạch:
Quá trình vận mạch bị gián đoạn khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực hoặc nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế và chóng mặt.
– Rối loạn tiêu hoá:
Chức năng co bóp của dạ dày bị suy giảm, dẫn đến chứng khó tiêu. Người bệnh thường xuyên bị khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng; Tiêu chảy kéo dài, tăng nhu động dạ dày và ruột. Thay đổi khẩu vị, cảm giác no nhanh, khó tiểu và đại tiện (táo bón).
– Rối loạn trên tiết niệu:
Bệnh nhân bị rối loạn đường tiết niệu thường bị tiểu đêm, đái dầm, bí tiểu và tiểu không tự chủ. Một số trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Rối loạn trên hệ sinh dục:
Suy giảm chức năng tình dục như rối loạn cương, bất lực, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, khô âm đạo.
– Rối loạn tuyến mồ hôi:
Trường hợp phổ biến nhất là rối loạn đổ mồ hôi. Người bệnh có thể bị ra nhiều mồ hôi dẫn đến ra nhiều mồ hôi ở tay, chân, đầu, mặt. Hoặc giảm tiết mồ hôi dẫn đến khô da.
– Các triệu chứng khác:
Tê tay chân, khô da, gãy tóc, móng tay giòn, xanh xao, tay chân lạnh, kinh nguyệt không đều.
IV. Những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
– Do tác động từ Virus
– Do tác dụng phụ của thuốc hoặc có thể là biến chứng của một số bệnh khác
– Yếu tố di truyền của gia đình
– Tình trạng cơ thể gặp nhiều áp lực, căng thẳng kéo dài do công việc hoặc cuộc sống hay nên, tâm lý bị rối loạn
– Điều trị bằng một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là hóa trị các bệnh ung thư
– Hoạt động của các cơ quan bị suy yếu do lão hóa khi có tuổi cao
– Nhiều khi bị tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ
V. Phương pháp điều trị thần kinh thực vật
Rối loạn hệ thần kinh thực vật không phải là một bệnh cụ thể. Bệnh có thể gây ra những bất thường và ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chức năng tự động của cơ thể.
Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ rối loạn thần kinh. Người bệnh nên liên hệ với các trung tâm y tế được công nhận để được khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn hệ thần kinh dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Việc điều trị cũng phụ thuộc vào hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng và triệu chứng của bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp quá trình điều trị với các phương pháp thăm khám tâm lý để kết quả điều trị được hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bạn có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ phòng khám Ân Đức, mọi thông tin chi tiết xin liên hệ địa chỉ dưới đây:
Đọc thêm:
Bệnh thần kinh ngoại biên: https://dakhoaanduc.com/tin-tuc/benh-than-kinh-ngoai-bien
đầu thường xuyên do đâu? https://dakhoaanduc.com/tin-tuc/nhuc-dau-thuong-xuyen
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com