Khám phụ khoa là danh mục khám bệnh quan trọng với phụ nữ, nó giúp phụ nữ bảo vệ được sức khỏe sinh sản của bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chị em vẫn chưa nắm rõ các quy trình và cách thức để tham gia quá trình thăm khám này. Vậy khi đi khám phụ khoa cần làm những xét nghiệm gì?
I. Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là quá trình thăm khám, kiểm tra bộ phận cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ, bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng,… Qua quá trình kiểm tra này để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, việc khám phụ khoa giúp chị em hiểu rõ về sức khỏe của cơ quan sinh dục. Được các bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách. Để phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm và phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục, kiểm soát việc mang thai,… Chính vì vậy, khám phụ khoa là một việc làm rất quan trọng đối với chị em.
II. Khám phụ khoa bao gồm những gì?
Khám phụ khoa chính là khám tổng quát toàn bộ những bộ phận của cơ quan sinh dục nữ sẽ gồm các bước sau:
Danh mục bài viết
2.1. Kiểm tra tổng quát:
Khai thác các thông tin về cân nặng, chiều cao, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt và tiền sử bệnh lý làm cơ sở chung cho chẩn đoán
2.2. Khám cơ quan sinh dục:
Gồm kiểm tra nếp gấp bẹn, môi bé, môi lớn, vùng mu, tầng sinh môn,… Trong quá trình kiểm tra nếu nghi ngờ thì có thể làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, dịch âm đạo, xét nghiệm nước tiểu,..
2.3. Khám bằng dụng cụ mỏ vịt:
Dụng cụ đã được bôi trơn sẽ được cho vào âm đạo, tử cung. Để quan sát, kiểm tra rõ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có.
2.4. Khám trực tràng:
Bác sĩ khám sẽ dùng một hoặc 2 ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn. Để đưa vào trực tràng mục đích kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra các khối u.
III. Khi nào nên đi khám phụ khoa
Theo nhiều nghiên cứu y khoa, chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở cơ quan sinh dục rất cao. Dù bạn có quan hệ hay chưa thì vẫn có nguy cơ mắc các bệnh về phụ khoa. Hơn nữa, những bệnh lý về phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Thì có thể sẽ đe dọa trực tiếp đến việc sinh sản của chị em, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Hoặc ít nhất nên đi khám mỗi năm 1 lần kể từ năm 15 tuổi trở lên. Bởi vì qua việc đi khám này sẽ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa. Và có biện pháp ngăn chặn sớm bảo vệ sức khỏe chính mình và tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
IV. Quy trình khám phụ khoa
Có nhiều chị em trước khi đi khám phụ khoa sẽ thắc mắc rằng quy trình khám phụ khoa sẽ như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, quy trình khám phụ khoa được diễn ra vô cùng đơn giản. Và không hề gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn vì thế chị em hoàn toàn có thể yên tâm.
Sau đây là quy trình khám phụ khoa cơ bản mà chị em có thể tham khảo như:
Bước 1: Khai thác thông tin bệnh nhân.
Trước tiên, bác sĩ sẽ lấy thông tin bệnh nhân về cân nặng, chiều cao, đo nhịp tim, huyết áp,.. Sau đó sẽ hỏi thăm bệnh nhân một số câu như tình trạng bệnh lý, dấu hiệu, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, … Thông qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các bước khám tiếp theo cho người bệnh.
Bước 2: Thăm khám bộ phận sinh dục bên ngoài
Thăm khám bộ phận sinh dục ngoài, ở bước này bác sĩ sẽ dùng mắt và tay để quan sát bề ngoài. Sau đó, kiểm tra tình trạng của các cơ quan sinh dục như âm hộ, âm bé, môi lớn, môi bé,.. Nhằm tìm ra những điểm bất thường nhử mụn mủ, vùng kín bị sưng tấy đỏ,.. Từ đó, mới đưa ra các xét nghiệm cần thiết.
Sau đó, sẽ kiểm tra vùng bụng, vùng ngực xem có vấn đề bất thường nào hay khối u nào hay không.
Bước 3: Khám bộ phận sinh dục bên trong
Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát phát hiện những dấu hiệu bất thường ở âm đạo. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ khám chuyên dụng giống như chiếc mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo. Mục đích, để quan sát rõ hơn thành âm đạo và cổ tử cung. Đồng thời, nếu như nghi ngờ người bệnh đang mắc các bệnh phụ khoa. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào hoặc mẫu dịch của âm đạo đem đi xét nghiệm.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò. Để có thể quan sát được các bệnh phận bên trong như: Cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dành cho các chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục và đã có gia đình. Còn đối với những chị em chưa có quan hệ tình dục, bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để kiểm tra.
Bước 4: Thực hiện xét nghiệm
Để được kết quả chẩn đoán chính xác nhất liệu bạn có đang mắc bệnh hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm. Như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo,.. Từ kết quả xét nghiệm đó, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Bước 5: Tư vấn điều trị
Sau khi làm quá trình thăm khám và xét nghiệm, dựa vào kết quả bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Trong trường hợp, bạn đang mắc bệnh lý nào đó bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp. Và phác đồ điều trị thích hợp nhất, đồng thời lên lịch hẹn tái khám cho người bệnh.
V. Những điều cần tránh khi đi khám sản phụ khoa là gì?
Để có được kết quả khám sản phụ khoa được chính xác nhất thì chị em cần tránh một số điều sau đây:
5.1. Kiêng quan hệ trước khi đi khám
Câu hỏi nhiều cặp đôi khắc mắc là đi khám phụ khoa có kiêng quan hệ không. Trên thực tế, theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa thì việc kiêng quan hệ trước khi khám phụ khoa là cần thực hiện và điều cần thiết. Các cặp đôi kiêng quan hệ ít nhất từ 2 – 3 ngày trước thời điểm thăm khám
5.2. Kiêng rượu bia và các chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích sẽ làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Khi bạn sử dụng các chất này, thì nhiệt độ tại bộ phận sinh dục tăng lên. Bên cạnh đó, âm đạo bị kích thích tiết nhiều dịch hơn. Khiến vi khuẩn phát triển hơn so với bình thường làm sai lệch kết quả khám bệnh.
5.3. Không ăn sáng trước khi thăm khám
Phần lớn chị em sẽ được chỉ định lấy máu để làm xét nghiệm. Việc ăn sáng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm tra máu. Tuy nhiên, chị em có thể uống một chút nước trước khi vào thăm khám.
5.4. Không thụt rửa âm đạo trước khi khám bệnh
Vệ sinh âm đạo sạch sẽ trước khi khám bệnh là điều hết sức cần thiết. Song, tuyệt đối không thụt rửa âm đạo vào thời điểm trước khi khám. Khi thụt rửa, dung dịch vfa nước thụt rửa sẽ khiến cho kết quả bị sai lệch.
Với những chia sẻ trên, hi vọng chị em đã hiểu rõ hơn về vấn đề khám phụ khoa. Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Với chị em thì sức khỏe sinh sản vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, đừng ngần ngại chăm sóc bản thân. Chị em hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình. Chị em nên đến các cơ sở khám bệnh uy tín để thăm khám và điều trị. Ngày nay, tại phòng khám phụ khoa luôn có các bác sĩ hoặc y tá nữ. Vì thế nên chị em hãy thoải mái khi thăm khám và trao đổi với các bác sĩ. Chúc chị em luôn có một sức khỏe tốt!
Phòng khám đa khoa Ân Đức 1 là một địa điểm thăm khám uy tín có tiếng tại Đà Nẵng. Bạn có thể ghé khám, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0236 37 89 517 để đội ngũ y bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!
Đọc thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com