Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Bệnh có khả năng tái đi tái lại, nhất là vào thời điểm chuyển giao mùa. Mặc dù bệnh không khó để điều trị nhưng nhiều trẻ lại không được điều trị dứt điểm. Vậy đâu là địa chỉ khám viêm phế quản cho bé đáng tin cậy? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm về:
> Phòng khám Đa khoa Quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
> khám bệnh đường hô hấp hiệu quả tại Đà Nẵng
1. Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm phế quản ở trẻ hay còn gọi là viêm phổi là tình trạng lớp niêm mạc, tiểu phế quản bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Bệnh phát triển nhanh và dễ bùng phát thành dịch.
Tình trạng nhiễm trùng làm phế quản bị thu hẹp và tăng tiết dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở. Điều này khiến không khí bên trong phế quản của trẻ không thể lưu thông. Trẻ sẽ cảm thấy thở khò khè, khó thở, và bắt đầu xuất hiện các cơn ho dữ dội. Ho có thể đi kèm đờm.
Trên thực tế, bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi từ 3 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh của trẻ nào cũng như nhau. Nhiều bé nếu không được sớm thăm khám và điều trị phù hợp có khả năng gặp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả sự phát triển của con.
2. Phân loại viêm phế quản.
Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại: bao gồm viêm phế quản cấp tính và vieem phế quản mãn tính.
– Viêm phế quản cấp tính: thường có các triệu chứng kéo dài từ 7 đến 10 ngày, có khi hơn. Nếu được chữa trị đúng cách, bệnh sẽ không tái đi tái lại nhiều lần.
– Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng xuất hiện dai dẳng hơn, có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Bệnh có thể làm suy giảm chức năng của phổi và gây ra những tổn thương hệ hô hấp vĩnh viễn cho trẻ. Sau khi được điều trị, bệnh cũng có thể có nguy cơ tái phát cao.
3. Một số triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em.
Trẻ bị viêm phế quản thường sẽ có các biểu hiện sau:
– Ho khan, ho có đờm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, khi trẻ nôn, đờm sẽ được đẩy ra ngoài. Ho liên tục khiến cổ họng trẻ bị ngứa, rát cổ họng. Cơn ho sẽ dội hơn khi trẻ nằm.
– Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè;
– Đau họng;
– Sốt;
– Mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh;
– Đau, nhức đầu;
– Trẻ quấy khóc bất thường;
– Đau ngực;
– Bỏ bú, bỏ ăn;
– Da xanh, xám hoặc tím tái;
– Niêm mạc phế quản bị phù nề, sưng đỏ…
4. Khám viêm phế quản cho bé như thế nào?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ được điều trị dựa theo tình trạng bệnh mà trẻ mắc phải:
Danh mục bài viết
3.1 Đối với trẻ bị viêm phế quản cấp tính:
Khi trẻ bị viêm phế quản cấp tính, phương pháp điều trị hướng đến là giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do virus, do đó, thuốc kháng sinh thường sẽ không được sử dụng trong trường hợp này.
Để bệnh viêm phế quản cấp tính ở trẻ nhanh khỏi, phụ huynh cần chú ý những cách điều trị sau:
– Cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu, nhức cơ, hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Trong trường hợp trẻ bị ho không có đờm, có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm ho.
– Trường hợp trẻ ho có đờm, dùng thuốc long đờm, trị ho cho trẻ.
– Hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giúp lưu thông đường thở nếu trẻ thở khò khè, mắc bệnh hen suyễn, hoặc có nguy cơ chuyển thành viêm phế quản mạn tính.
3.2. Đối với trẻ bị viêm phế quản mạn tính:
Với viêm phế quản mạn tính, bác sĩ sẽ kiểm soát bệnh thông qua các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương do bệnh gây ra đồng thời mở rộng đường thở cho trẻ. Một số loại thuốc được dùng cho trẻ bao gồm:
– Thuốc giảm đau, giãn phế quản có tác dụng mở rộng đường thở, giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
– Corticosteroid đường uống: kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
– Corticosteroid đường hít: giúp kiểm soát tình trạng hen phế quản.
– Thuốc kháng sinh: kiểm soát nhiễm trùng ngắn hạn…
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần được ở trong một môi trường thoáng mát, không khói bụi và các chất kích thích độc hại.
5. Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị, tình trạng ghiêm trọng của bệnh… mà thời gian lành bệnh của mỗi trẻ sẽ khác nhau.
Đối với trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, được chăm sóc, điều trị đúng cách, thì bệnh thường khỏi sau 1 đến 3 tuần. Ngược lại, đối với trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu, việc điều trị viêm phế quản cho trẻ có thể kéo dài hơn 1 tháng.
Ngoài ra, thời gian điều trị còn phụ thuộc vào loại viêm phế quản mà trẻ mắc phải
6. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản.
Nhiều phụ huynh có thói quen khi trẻ ốm hay tự ý sử dụng thuốc kháng sinh thay vì đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị. Điều này khiến cho mức độ viêm phế quản ở trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Bệnh không những không được điều trị triệt để mà còn gây ra các tổn thương kéo dài. Đồng thời khiến trẻ gặp phải tình trạng kháng thuốc.
Do đó, điều quan trọng nhất là khi trẻ có những biểu hiện của viêm phế quản. Bố mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị. Các bác sĩ sẽ tư vấn chăm sóc đúng cách giúp bệnh của bé nhanh khỏi và được điều trị dứt điểm.
6.1. Một số điều cần lưu ý.
Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý sau nhằm giúp giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cho trẻ nhanh khỏi hơn:
– Cho trẻ uống nhiều nước: Bố mẹ nên đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước mỗi ngày. Điều này giúp trẻ hạn chế tình trạng mất nước, giúp các phế quản được giãn ra, giảm tắc nghẽn và đẩy đờm từ phế quản ra bên ngoài dễ dàng hơn.
– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường thông thoáng, hợp vệ sinh. Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn. Để trẻ dễ thở, có thể cho trẻ nằm kê đầu lên một chiếc gối êm, có độ cao vừa phải.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bệnh sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú. Lúc này, mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ. Không để trẻ bỏ bữa để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ tăng số cữ bú. Các chất dinh dưỡng chứa trong sữa mẹ là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
– Tập cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân: mũi, họng bằng nước muối sinh lý. Điều này giúp làm tăng nồng độ pH trong khoang miệng, từ đó ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.
– Xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ: cho trẻ tập thể dục, vận động thường xuyên. Nên tránh xa những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất kích thích.
– Vệ sinh khu vực sống và vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng mát…
6.2. Khi nào cần khám viêm phế quản cho bé kịp thời?
Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu trẻ có các biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần khẩn cấp đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị:
– Cơn ho của trẻ xuất hiện thường xuyên, ho kéo dài, dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng.
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, khi đã dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ sốt thông thường nhưng không có dấu hiệu giảm nhẹ.
– Trẻ bị ho ra máu, khó thở nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện các cơn thở rít.
– Trẻ có các biểu hiện bất thường: dễ kích động, mệt mỏi quá mức, lừ đừ…
– Mũi, miệng, móng tay dần trở nên xanh hoặc chuyển màu xám.
– Mất nước kéo dài, nghiêm trọng: Môi khô, trẻ khóc không có nước mắt…
7. Phòng khám viêm phế quản cho bé đáng tin cậy tại Đà Nẵng
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám viêm phế quản cho bé uy tín, đừng bỏ qua Phòng khám Đa khoa Ân Đức 1 tại Liên Chiểu. Tại đây, bé sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, đúng quy trình và có phát đồ điều trị hiệu quả nhất.
Phòng khám Đa khoa Ân Đức 1 tại Liên Chiểu đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Nơi đây tự tin mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, hiệu quả dành cho các bé.
Đến với Phòng khám Đa khoa Ân Đức 1 tại Liên Chiểu Đà Nẵng, bố mẹ về địch vụ thăm khám nhanh chóng, tiện ích. Chi phí thăm khám hợp lý, tiết kiệm. Trẻ được thực hiện khám và chi trả theo phí bảo hiểm y tế.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bố mẹ có thể hiểu rõ viêm phế quản và địa chỉ thăm khám hợp lý cho trẻ. Ngay khi trẻ có những biểu hiện bất thường. Bố mẹ nên nhanh chóng tiến hành thăm khám trực tiếp tại phòng khám hoặc liên hệ tư vấn, giải đáp các thắc mắc theo địa chỉ sau:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1 – PHÒNG KHÁM VIÊM PHẾ QUẢN CHO BÉ
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com