BỊ BỆNH DA LIỄU DO ĐÂU?

Bệnh da liễu là gì

Bệnh da liễu là các chứng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da của chúng ta. Bệnh da liễu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó có những tác động vào bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Làm bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến năng lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy bạn có biết bị bệnh da liễu do đâu mà ra? Nguyên nhân, cách chữa trị và biện pháp phòng ngừa bệnh da liễu là gì? Hãy cùng Đa khoa Ân Đức tìm hiểu bệnh da liễu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại đây!    

I. Bệnh da liễu là gì?

Bệnh da liễu là bệnh mà da bị kích thích hoặc viêm. Nguyên nhân thường là do cơ thể bị dị ứng (kích ứng). Hoặc do vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da. Lúc đó, da của bạn sẽ có cảm giác ngứa ngấy, bị viêm và đôi khi đau nhức cơ mặt.

Da là cơ quan có diện tích bề mặt lớn nhất trên cơ thể chúng ta. Chức năng chính của nó là bao bọc và bảo vệ cơ thể.

Bệnh da liễu là gì
Bệnh da liễu là gì?

Ngoài ra, những “nhiệm vụ” khác của da bao gồm:

+ Giữ lại một lớp dịch trên bề mặt da để chống mất nước;  

+ Bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại từ bên ngoài nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng;  

+ Bề mặt da giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng, lạnh và các cơn đau xảy ra;  

+ Điều hòa và cân bằng nhiệt độ cơ thể;  

+ Việc sản xuất vitamin D rất quan trọng đối với cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Khi một trong các chức năng trên bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhất định. Làn da của bạn sẽ phản ứng và gây ra các bệnh da liễu. Các bệnh về da thường gặp nhất bao gồm: thủy đậu, zona, mụn, phát ban, nổi mề đay, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, ….

Một số bệnh về da có thể dễ dàng chữa khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng hầu hết đều cần được bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia da liễu khám và chẩn đoán. Nếu bạn đang nghĩ làn da của mình có vấn đề. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám càng sớm càng tốt.

II. Bị bệnh da liễu do đâu?

Trên thực tế, có nhiều bệnh da liễu xảy ra mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, một số bệnh phát sinh do tính nhạy cảm di truyền của da kết hợp với các yếu tố môi trường. Chẳng hạn như mắc các bệnh khác hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng.

Nguyên nhân gây bệnh da liễu
Nguyên nhân gây bệnh da liễu?

Có thể liệt kê một số nguyên nhân gây bệnh da liễu thường gặp, bao gồm:  

+ Vi khuẩn tồn tại trong lỗ chân lông hoặc nang lông;  

+ Nấm, ký sinh trùng hoặc vi sinh vật bám trên da; nhiễm virus;  

+ Hệ miễn dịch suy yếu (có hoặc không bị nhiễm trùng);  

+ Tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích ứng hoặc bệnh ngoài da của người khác;  

+ Gen và di truyền các bệnh về da nhạy cảm;  

+ Các bệnh về tuyến giáp, hệ miễn dịch, thận và các cơ quan khác cũng làm da dễ mắc bệnh da liễu;  

+ Chế độ ăn uống và phong cách sống không lành mạnh.  

Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau hoặc bệnh có từ những nguyên nhân khác nhau. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da bị bệnh.

III. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu?  

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu?

Các bệnh về da có thể xảy ra do các yếu tố ảnh hưởng sau:  

+ Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời;  

+ Gia đình có tiền sử dị ứng hoặc các bệnh ngoài da;  

+ Bạn bị dị ứng hoặc hen suyễn;  

+ Thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt không lành mạnh;  

+ Hệ miễn dịch của cơ thể bạn quá yếu;  

+ Tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất có thể gây kích ứng;  

+ Căng thẳng, stress hoặc thói quen hút thuốc;  

+ Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về da như bệnh vẩy nến.

Các yếu tố mắc bệnh da liễu rất đa dạng và nó phản ánh lối sống của chúng ta. Do đó, bạn phải tránh hoặc hạn chế các trường hợp trên để bảo vệ làn da của mình.

IV. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh da liễu

Dấu hiệu của bệnh da liễu ở mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người. Một số tình trạng da liễu ở mức độ nhẹ và có thể điều trị dễ dàng. Trong khi những tình trạng khác có thể nghiêm trọng hơn và cần được điều trị chuyên biệt.

Có rất nhiều triệu chứng cho biết tình trạng da của bạn đang như thế nào. Ngoài ra, một số vấn đề về da thường gặp khác không liên quan đến bệnh da liễu. Chúng có thể xảy ra, ví dụ như nổi mụn do không quen mang giày mới. Hoặc bị trầy xước da do mặc quần quá chật.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh da liễu
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh.

Ngoài ra, có một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng ngay trên da. Nhưng thực chất khá nguy hiểm và cần phải điều trị lâu dài. Mặc dù quan sát bằng mắt là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện bệnh da liễu. Nhưng cũng có một số triệu chứng gây khó khăn cho việc xác định chính xác loại bệnh như:  

+ Vùng da sưng tấy có màu trắng hoặc đỏ;  

+ Phát ban ngoài da, có hoặc không đau, ngứa rát;  

+ Da có vảy hoặc thô ráp;  

+ Da bị cọ xát và bong tróc; loét da;  

+ Da có vết thương hoặc vết thương hở;  

+ Da khô, nứt nẻ;  

+ Vùng da bị đổi màu so với các vùng da khác;  

+ Da xuất hiện các u nhỏ, mụn cóc hoặc các dấu hiệu khác;  

+ Sắc tố da thay đổi;  

+ Làn da sưng đỏ khi có hoặc không có kích thích;

Bệnh về da là rất nhiều và đến từ các nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các triệu chứng của mình. Hãy liên hệ tới Phòng khám để được bác sĩ da liễu tư vấn ngay.

V. Cách điều trị khi bị bệnh da liễu

Nhiều tình trạng về bệnh da liễu có thể được điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống hoặc tiêm dưới da. Các phương pháp điều trị bệnh về da phổ biến bao gồm:  

+ Sử dụng thuốc kháng histamine;  

+ Sử dụng kem bôi có chứa steroid và uống thêm thuốc;  

+ Sử dụng thuốc kháng sinh;

+ Bổ sung vitamin hoặc steroid bằng cách tiêm;

+ Điều trị bằng tia laser;  

+ Uống thuốc theo đơn tương ứng.

Cách điều trị bệnh da liễu
Cách điều trị bệnh?

Lưu ý rằng không phải mọi tình trạng da đều có thể đáp ứng với cách điều trị.  Bệnh ngoài da vĩnh viễn thường trải qua các giai đoạn hoặc chu kỳ triệu chứng khác nhau. Một số bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng, stress lâu ngày. Hoặc mắc các bệnh khác thì bệnh có thể quay trở lại.

Nếu da bạn có biểu hiện đau, bác sĩ có thể kê đơn kèm thuốc giảm đau. Đối với các vết loét, tổn thương hoặc các bệnh truyền nhiễm ngoài da. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ để bôi cùng với băng dán để che vùng da đó.

Tình trạng da bị kích ứng do sử dụng mỹ phẩm tự nhiên thường có thể được điều trị bằng cách:  

+ Sử dụng các sản phẩm trang điểm lành tính hoặc có khả năng chữa bệnh;  

+ Sản phẩm chăm sóc da chất lượng mà không cần kê đơn;  

+ Kỹ thuật vệ sinh, làm sạch da phải được trang bị kỹ lưỡng;  

+ Thay đổi lối sống hằng ngày để cải thiện tình trạng da.  

Ngoài ra, một số bệnh ngoài da có thể được điều trị hoặc cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

VI. Ngăn ngừa bệnh da liễu bằng cách nào?

Thói quen sinh hoạt nào sẽ giúp bạn hạn chế sự tiến triển của căn bệnh ngoài da? 

1. Cách phòng ngừa bệnh da liễu lây nhiễm

Một số bệnh về da không thể phòng ngừa được, dù là do nguyên nhân di truyền hay do bạn mắc một bệnh khác. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể được kiểm soát. Tránh tiếp xúc với người hoặc đồ vật có thể truyền bệnh. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ngoài da như nấm ngoài da hoặc ghẻ.

Cách phòng ngừa bệnh da liễu hiệu quả
Phòng ngừa bệnh da liễu.

Bệnh da liễu có thể lây nhiễm thường được ngăn ngừa bằng cách:  

+ Rửa tay thường xuyên;  

+ Tránh tiếp xúc với vùng da bị nhiễm bệnh của người khác;  

+ Tránh tiếp xúc với chất dịch của người mắc bệnh ngoài da hoặc các bệnh truyền nhiễm khác;  

+ Nếu dùng chung vật dụng với người khác, hãy vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng (ví dụ: thiết bị tập thể dục hoặc bệ toilet công cộng);  

+ Mặc quần áo bảo hộ và mang giày bảo hộ;  

+ Không dùng chung vật dụng cá nhân như chăn, lược, dao cạo, giày hoặc đồ bơi;  

+ Chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tránh gắng sức, căng thẳng tột độ;  

+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh;

+ Tiêm phòng các bệnh ngoài da như thủy đậu.

2. Cách phòng ngừa bệnh da liễu không lây nhiễm

Có nhiều cách phòng ngừa các bệnh da liễu không lây như mụn trứng cá hay dị ứng da như sau. Lưu ý mỗi phương pháp có tác dụng khác nhau tùy theo tình trạng da của mỗi người:  

+ Rửa tay thường xuyên và vệ sinh da mặt đúng cách;  

+ Dùng kem dưỡng ẩm da;  

+ Tránh để tác động mạnh lên da (ví dụ như nặn mụn, xướt da, …);  

+ Tránh những thực phẩm, đồ uống dễ gây dị ứng hoặc môi trường dễ gây kích ứng da;  

+ Tránh tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm hoặc các chất kích thích khác;  

+ Tránh tiếp xúc lâu với nước (ví dụ như bơi lội hoặc rửa tay, tắm quá thường xuyên);  

+ Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và tránh hoạt động thể chất quá mức hoặc căng thẳng;  

+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học;  

+ Bảo vệ da khỏi thời tiết quá khắt nghiệt. Tìm hiểu về cách chăm sóc và các liệu trình da liễu thiết yếu để làn da luôn khỏe mạnh.

Một số bệnh có thể chữa khỏi tại nhà, nhưng nhiều bệnh cần được bác sĩ khám cẩn thận. Biết rõ căn bệnh của mình và các triệu chứng của nó để học cách điều trị và chữa trị sớm nhằm ngăn ngừa bệnh trở nên quá nghiêm trọng.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh da liễu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đến quý bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0236 37 89 517. Đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn!

Đọc thêm: Bị nhiệt miệng do đâu?

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1

Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 37 89 517

 Zalo: 0368.275.751

Email: anduc1.pkdk@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *