Bệnh về răng lợi ở trẻ em thường gặp như sâu răng, sún răng, viêm lợi, viêm tủy, viêm loét miệng,… Nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên có những kiến thức về các bệnh lý răng miệng ở trẻ. Để mình chủ động phòng tránh cũng như sớm phát hiện và kịp thời chữa trị cho bé yêu của mình.
Bạn bị nhiệt miệng do đâu: xem thêm
I. Nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng ở trẻ
Danh mục bài viết
1.1. Do các mảng bám tích tụ lâu ngày
Khi trẻ còn nhỏ chưa thể tự mình vệ sinh cá nhân, cũng như chưa thể đánh răng không đúng cách. Việc đó sẽ làm cho các mảng bám thức ăn thừa không được làm sạch, tích tụ lại. Từ đó, tạo điều kiện môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh răng miệng cho bé.
1.2. Do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng
Vùng nướu thường trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn bình thường khi bé con bắt đầu mọc răng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm ở vùng răng, nướu của trẻ.
1.3. Do chế độ ăn chưa hợp lý
Việc phụ huynh cho trẻ ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh hoặc chứa nhiều đường. Cũng là nguyên nhân có thể làm tổn thương niêm mạc miệng của bé. Chính vì vậy, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển thành các mầm bệnh về rang lợi.
1.4. Do sang chấn
Các bé thường bị tổn thương lợi do những thói quen xấu như: ăn đồ ăn cứng, cắn móng tay, …
II. Những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp
2.1. Sâu răng
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng gặp thường xuyên nhất ở trẻ em. Nguyên nhân chính là do trẻ chưa thực hiện vệ sinh về răng miệng sạch sẽ. Kèm theo đó một số thói quen xấu như ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn chứa nhiều axit làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
Sâu răng thường khiến trẻ bị ê buốt, đau nhức, trên răng có đốm đen li ti. Bệnh lý răng miệng này gây khó chịu cho trẻ. Đồng thời làm giảm khả năng ăn uống của trẻ nhỏ vừa khiến cho hàm răng của bé mất thẩm mỹ.
2.2. Viêm nướu
Viêm nướu răng chủ yếu là do vệ sinh răng kém chưa kỹ, các thức ăn thừa, mảng bám còn tồn đọng ở những kẽ răng. Khi bạn không làm sạch thì chúng sẽ lên men tạo axít. Điều đó, làm cho vi khuẩn sinh sôi rất nhiều trong môi trường miệng, gây viêm loét nướu, miệng.
Khi bị viêm nướu trẻ em sẽ có các dấu hiệu sưng đỏ ở vùng nướu. Nướu dễ chảy máu, hành sốt, hôi miệng, nướu bở không săn chắc, dẫn tới viêm loét toàn bộ miệng.
2.3. Bệnh viêm tủy răng
Viêm tủy răng được biết đến là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy và các mô bao quanh chân răng. Nếu bệnh lý sâu răng không được chữa trị hiệu quả. Nó sẽ khiến cho các vi khuẩn dần dần ăn sâu vào trong tủy răng và gây ra viêm nhiễm.
Viêm tủy răng thường khiến cho trẻ nhỏ chịu nhiều cơn ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Sâu răng nặng sẽ lan đến tủy răng, đau nhức răng từng cơn liên tục về đêm, phát sốt.
2.4. Răng lệch lạc, hô, móm
Răng hô, móm là tình trạng sai lệch các khớp cắn khá phổ biến. Khiến cho răng hàm dưới mọc chìa ra phía trước quá mức so với rang ở hàm trên (móm) hoặc ngược lại (hô).
Hàm răng lệch lạc khi những chiếc răng nằm trên 1 hay 2 cung hàm, có quá ít vị trí để sắp xếp đều đặn theo khớp cắn chuẩn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của răng lệch lạc đó là có 1 hoặc nhiều răng mọc lệch ra bên ngoài, mọc nghiêng hoặc xoay vào trong hoặc có thể mọc ngầm trong xương hàm.
Nguyên nhân khiến cho rang bé mọc lệch lạc, móm, hô có thể là do răng sữa rụng sớm hoặc yếu tố di truyền. Ngoài ra còn do một số các thói quen xấu như đẩy lưỡi, nghiến rang, mút tay, …
2.5. Viêm loét miệng
Viêm loét miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét ở những vùng niêm mạc miệng. Vị trí như niêm mạc môi, nướu rang, má gây đau đớn, rất khó chịu cho trẻ, nhất là cử động ăn, nói. Khi ăn uống những thực phẩm lạnh, nóng có chất kích thích. Thì trẻ nhỏ càng dễ bị đau do tại tiếp xúc những vết loét và phần xung huyết xung quanh.
Khi trẻ có những vết loét này xuất hiện trong miệng. Đó là lúc hệ miễn dịch của trẻ đang suy giảm, nên tăng cường sức đề kháng cho bé trong giai đoạn này.
III. Giải pháp điều trị các bệnh răng miệng ở trẻ em
Khi trẻ có các vấn đề bệnh lý về răng miệng. Phụ huynh nên sớm đưa bé đến các nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.
3.1. Điều trị viêm nướu
Khi trẻ bị viêm nướu, bác sĩ sẽ tiến hành cạo các vôi răng để làm sạch mảng bám. Đồng thời, loại bỏ môi trường sinh trưởng của những vi khuẩn gây hại cho răng.
3.2. Trám răng phòng ngừa và điều trị sâu răng
Với tình trạng sâu răng bác sĩ thực hiện vệ sinh, làm sạch vết sâu. Và tiến hành trám răng kết hợp bổ sung flour nhằm ngăn ngừa sâu răng tái diễn.
3.3. Chữa tủy
Đối với những trẻ em bị viêm tủy răng phải chữa tủy triệt để. Sau đó trám bít phục hình như chiếc răng bị hư hỏng. Từ đó, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm một cách triệt để nhất.
3.4. Chỉnh nha – Niềng răng
Nếu răng bé bị lệch lạc, móm, hô thì sẽ được bác sĩ tư vấn nhữg phương pháp chỉnh nha niềng răng thẩm mỹ. Phương pháp này sẽ giúp xử lý sai lệch sớm hơn. Đem lại hàm răng đều đặn, dễ dàng ăn nhai, cung hàm cân đối, hỗ trợ phát âm và đảm bảo thẩm mỹ cho trẻ.
IV. Cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em
– Các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ em đánh răng đúng cách. Cụ thể, sau khi ăn và trước khi đi ngủ với bàn chải và kem đánh răng phù hợp.
– Hạn chế cho bé ăn uống các thực phẩm có hàm lượng đường nhiều và độ ngọt cao.
– Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi. Những thực phẩm, món ăn bé dễ tiêu hóa. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh và chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
– Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nóng và quá lạnh để tránh làm tổn thương đến vùng niêm mạc miệng của trẻ.
– Cha mẹ nên chủ động vệ sinh rang miệng cho trẻ. Đối với những bé chưa mọc răng hay đang ở trong giai đoạn mọc rang. Cha mẹ hãy dùng gạc rơ miệng chuyên dụng có tẩm NaCl, NaHCO3 cho bé.
– Định kỳ 6 tháng/lần phụ huynh nên đưa bé đến nha khoa để khám răng. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý về răng miệng ở trẻ nếu có để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trên đây là thông tin liên quan đến những vấn đề bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 0236 37 89 517 hoặc đến trực tiếp Đa Khoa Ân Đức để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Đọc thêm: https://dakhoaanduc.com/tin-tuc/phong-kham-nhi-tot-tai-lien-chieu-da-nang
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com