Zona thần kinh là căn bệnh viêm da cấp tính do một loại virus thần kinh gây nên. Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh phổ biến bao gồm: Đau, nóng, sưng hoặc ngứa dữ dội, … Vậy zona thần kinh là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị, phòng tránh thế nào? Hãy cũng Đa khoa Ân Đức tham khảo ngay bài viết dưới này nhé!
Tìm hiểu thêm về Các bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn
I. Zona thần kinh là bệnh gì?
Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh zona, tên tiếng Anh là Shingles. Ngoài ra, nó còn gọi là bệnh “giời leo” trong dân gian. Bệnh zona là một bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella-zoster (VZV), loại virus gây bệnh thủy đậu. Và là một phần của họ Herpesvirus gây ra.
Sau khi một người khỏi bệnh thủy đậu, một số virus VZV vẫn còn tồn tại nhưng không hoạt động và ngưng phát bệnh. Virus này tồn tại ở hạch trong nhiều tháng và nhiều năm. Khi có các điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, chấn thương tâm lý hoặc suy nhược cơ thể, … virus này sẽ được kích hoạt lại. Chúng phát triển và lan rộng đến các đầu dây thần kinh cảm giác, làm tổn thương màng nhầy và da. Đó là lý do tại sao bệnh zona là bệnh ngoài da nhưng lại gây tổn thương thần kinh.
Người mắc bệnh zona có triệu chứng đau nhức, sốt, mệt mỏi và mất ngủ. Phát ban và mụn nước chứa các khối chất lỏng. Khi các mụn nước vỡ ra, vết loét hình thành và chất lỏng rỉ ra ngoài gây rát da, ngứa. Sau đó, vết tổn thương sẽ dần khô và lành lại, có thể để lại vết thâm hoặc thậm chí là sẹo nếu không chăm sóc đúng cách.
Bệnh zona thần kinh kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
II. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh?
Virus Varicella-zoster (VZV) là nguyên nhân gây ra bệnh zona. Đây chính là loại virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi mắc bệnh thủy đậu, virus xâm nhập vào cơ thể. Nó hoạt động ở một số dây thần kinh và mô của hệ thần kinh. Sau một thời gian, virus có thể hoạt động trở lại và xuất hiện dưới dạng bệnh zona.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kích hoạt lại của virus VZV:
+ Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu;
+ Bị stress, nghỉ ngơi không đủ, lo lắng;
+ Vùng da nổi mẩn đỏ, bị tổn thương;
+ Điều trị bệnh bằng tia xạ, điều trị bệnh ung thư.
Bệnh zona thần kinh thường xảy ra trên da dọc theo đường dẫn truyền thần kinh. Nơi mà trước đây nó chưa hoạt động. Nếu virus được kích hoạt lại và hoạt động mạnh mẽ. Nó có thể ảnh hưởng không chỉ đến da mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Đây được gọi là bệnh zona hệ thống hoặc zona nội bộ.
III. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh zona thần kinh
Nếu bạn bị bệnh zona thần kinh, da bạn sẽ nổi từng chùm mẩn đỏ. Những vết phát ban này phát triển thành mụn nước và tụ tập thành từng đám. Ở giai đoạn đầu tiên, các mụn nước sưng lên và chứa chất lỏng trong suốt. Sau vài ngày, nó dần đục, rồi biến thành mủ. Cuối cùng chúng vỡ ra, đóng vảy và bong ra dần sau khi khô, để lại sẹo trắng trên da, …. Các triệu chứng của bệnh thường biến mất sau khoảng 2-4 tuần.
Danh mục bài viết
1. Vùng da nóng rát và đau
Ngứa, đau hoặc rát là những triệu chứng đặc trưng và thường xảy ra trước khi phát ban xuất hiện. Bệnh nhân cảm thấy đau dọc theo dây thần kinh ở một bên cơ thể. Sau đó xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa, phát ban và đau dữ dội. Tuy nhiên, trước khi xuất hiện các triệu chứng nóng rát, đau nhức, người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức.
2. Mụn nước, bọng nước chứa dịch
Phát ban nổi lên dưới dạng các dải hoặc đốm lớn. Sau 3 đến 4 ngày, phát ban sẽ chuyển thành mụn nước chứa đầy chất lỏng, màu đỏ, đau đớn. Bóng nước có hình bầu dục hoặc tròn, rải rác hoặc dạng dải và có vệt dọc theo dây thần kinh. Sau một thời gian, các mụn nước xẹp xuống. Khi va chạm có thể vỡ ra và có trường hợp để lại sẹo.
3. Sưng đau ở các vùng lân cận và nổi hạch
Bệnh zona thần kinh thường xảy ra ở một bên cơ, ví dụ như ở eo, lưng hoặc ngực. đau từ nhẹ đến nặng ở vùng da và khớp bị ảnh hưởng. Xuất hiện các vùng ở mắt, tai, miệng. Các khu vực bao gồm cánh tay và chân. Bị nổi hạch – dấu hiệu hệ miễn dịch của bạn đang chống lại virus VZV.
4. Các dấu hiệu khác của bệnh zona thần kinh
Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh zona còn có các triệu chứng khác như: Sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, ….
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh zona bên trong (bệnh zona thần kinh nội bộ) phụ thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các cơ quan có thể bị ảnh hưởng bao gồm mắt, hệ thần kinh, phổi, gan và não. Khi bệnh zona thần kinh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đó là một biến chứng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
IV. Cách điều trị bệnh zona thần kinh
Người bị bệnh zona thần kinh thường cho sử dụng thuốc kháng virus hay dùng Zovirax (thay đổi liều lượng phù hợp từng độ tuổi).
Trường hợp nhiễm khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng sinh chống viêm và kháng sinh chống phù nề là cần thiết. Nếu kèm theo liệt mặt thì sử dụng các loại thuốc đặc trị. Và sử dụng vitamin B1, B6, B12 uống hoặc tiêm. Việc sử dụng thuốc an thần, giảm đau mạnh là cần thiết trong những trường hợp cơn đau dữ dội, dai dẳng và gây mất ngủ.
Những loại thuốc này phải được bác sĩ kê toa và bệnh nhân không thể tự mua được. Thuốc tăng cường hệ thống miễn dịch cũng được sử dụng trong phương pháp điều trị kết hợp.
Điều trị tại chỗ: Bôi thuốc mỡ chống viêm và kháng vi-rút như thuốc mỡ Zovirax lên vùng bị để giảm đau, chống viêm, chống sẹo, ….
V. Một vài biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh
Để tránh bệnh lây lan trên diện rộng và lây nhiễm cho người khác, người bị bệnh zona cần lưu ý những điều sau:
1. Chú ý, cẩn thận đụng chạm vùng bệnh
Trong mọi trường hợp không nên gãi, chà xát hoặc để người nhiễm bệnh tiếp xúc với xà phòng hoặc chất bẩn. Điều này khiến các mụn nước vỡ ra và có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
2. Vệ sinh sạch sẽ
Giữ sạch vùng da bị zona, rửa vết thương bằng dung dịch nước muối pha loãng. Hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng do bác sĩ chỉ định để sát trùng. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt là trước và sau khi chăm sóc vùng da tổn thương. Mặc quần áo thoải mái không bó vào người, với vùng da bị tổn thương.
3. Tránh lây nhiễm cho người khác
Tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ có thai, trẻ em, trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém. Người chưa từng mắc bệnh thủy đậu, zona thần kinh đã hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu cho đến khi khỏi bệnh.
4. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Chỉ dùng thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc khác.
Zona không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng các biến chứng của nó gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt là gây bệnh zona thần kinh hoặc loét giác mạc dẫn đến mù lòa. Nếu bạn bị bệnh zona, bạn không nên quá lo lắng. Để nhanh chóng chữa khỏi bệnh cần phải điều trị dứt điểm và kiên trì. Cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm vắc-xin thủy đậu để trẻ không mắc bệnh và không mắc bệnh zona sau này.
Phòng khám đa khoa Ân Đức 1 là một địa điểm thăm khám uy tín có tiếng tại Đà Nẵng. Bạn có thể ghé khám, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0236 37 89 517 để đội ngũ y bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!
Đọc thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com