Bệnh tai mũi họng thường gặp ở các lứa tuổi, nhất đối với trẻ em. Thường xuyên gặp các bệnh như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm họng,… Để hiểu thêm về các bệnh tai mũi họng, mời bạn tìm hiểu cùng mình nhé!
I. Bệnh tai mũi họng có đặc điểm gì?
Danh mục bài viết
1. Bệnh tai mũi họng là gì?
Tai – mũi – họng là các hốc tự nhiên được thông với nhau như các xoang sẽ thông với mũi và mũi họng thông với tai, đồng thời xương chum thông qua vòi nhĩ. Lớp niêm mạc ở tai mũi họng, phụ thuộc vào hệ thống thần kinh và mạch máu rất đa dạng nên bệnh tai mũi họng chủ yếu là các bệnh lý niêm mạc, rất dễ bị tái phát người cơ địa dị ứng, trẻ em.
2. Đặc điểm bệnh tai mũi họng.
Bệnh tai mũi họng không phải là bệnh riêng của từng bộ phận, do cấu tạo tai mũi họng có các hốc được thông với nhau và thông ra bên ngoài. Nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác như là: viêm họng sẽ gây viêm thanh quản, viêm mũi; viêm họng – mũi lại gây ra viêm xoang.
Bên cạnh, tai mũi họng thông trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nên bệnh tai mũi họng liên quan đến môi trường bên ngoài do hai yếu tố cơ bản là: dị ứng và nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, việc hình thành nên bệnh tai mũi họng cũng bởi các yếu tố quan trọng khác như: thời tiết và nhiệt độ.
Bộ máy tiêu hoá và hô hấp là hai bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bệnh tai mũi họng.
II. Các bệnh tai mũi họng thường gặp.
1. Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là tình trạng các xoang cạnh mũi và viêm niêm mạc mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như là: vius, dị ứng, nhiễm khuẩn, nấm, … bệnh này thường hay gặp trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo giai đoạn diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia thành ba thể:
- Viêm mũi xoang cấp tính thường kéo dài dưới 4 tuần
- Viêm mũi xoang bán cấp sẽ kéo dài từ 4 – 8 tuần
- Viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 – 12 tuần
Viêm mũi xoang thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi, bị viêm amidan, viêm mũi dị ứng. Các cháu suy dinh dưỡng, gầy yếu hay bị sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường sẽ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, nếu điều trị không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.
Còn ở người lớn thường hay mắc viêm mũi xoang mạn tính là bệnh viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: Đau nhức âm ỉ vùng mặt, giảm ngửi, ngạt mũi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi sẽ thấy khe giữa, đôi khi khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, người mệt mỏi, tập trung kém. Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài trên 12 tuần.
2. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa được gây ra bởi các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh gặp nhiều nhất là Streptococcus pneumoniae. Những trường hợp khác, bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis và Haemophilus influenzae. Haemophilus influenza là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai ở các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi,
Các loại virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh cũng có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Bằng cách làm tổn hại đến các hệ thống phòng thủ bình thường ở các tế bào biểu mô đường hô hấp trên.
Viêm tai giữa sẽ thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ hẹp, ngắn, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng, nó nối liền tai giữa với vòm họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dẫn đến dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên bệnh viêm tai giữa. Do đó, viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị và theo dõi thường xuyên sẽ trở thành Viêm tai giữa mạn tính, Viêm tai xương chũm mạn tính. Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây như: sởi, cúm; Viêm tai giữa do chấn thương áp lực,…
3. Viêm họng
Viêm niêm mạc ở họng, xảy ra ở người lớn sẽ có triệu chứng như viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, thành sau họng trụ sau amidan. Có thể có giả mạc ở họng và amidan, khát nước, đau mình mẩy, đau rát họng. Hạch viêm vùng góc hàm, ớn lạnh, nhức đầu và sốt.
So với người lớn, viêm họng ở trẻ em thường phổ biến hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh còn thấp. Viêm họng thường gặp ở trẻ em gồm:
- Viêm họng cấp tính: Sau 7-10 ngày, tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
- Viêm họng mãn tính(Viêm họng hạt, Viêm họng mủ): Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, kéo dài không khỏi.
- Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc được phủ bề mặt của họng. Virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân của viêm họng cấp thường ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn và trẻ lớn viêm họng cấp thường sẽ tự hết sau 5-7 ngày. Đối với trẻ nhỏ thì tự hết sau 1-2 tuần, hiếm khi để lại biến chứng. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp hoặc viêm hô hấp trên có thể là virus. Chẳng hạn như, bệnh viêm họng, bệnh cảm thông thường gây ra bởi virus thì bệnh sẽ tự khỏi, không cần điều trị bằng kháng sinh. Chỉ cần nghỉ ngơi, giảm sốt, súc họng, giảm đau.
4. Viêm admidan
Admidan với vai trò quan trọng giúp cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu có quá nhiều vi khuẩn, virus xâm nhập amidan có thể bị viêm. Bệnh viêm admidan xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em, thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị nhất.
Các triệu chứng ở giai đoạn cấp tính viêm amidan thường là sốt, đau họng, chảy nước mũi,vùng họng viêm đỏ, hai bên amidan sưng lớn, … Triệu chứng càng nặng thêm khi bệnh admidan chuyển qua giai đoạn mạn tính.
Viêm amidan mạn tính gây nên những triệu chứng như thỉnh thoảng ho khan, khan tiếng, đau nhói vùng họng, hơi thở hôi…
5. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh tai mũi họng dù nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu.
Nấm mốc, cơ địa, thời tiết, môi trường … đều là những yếu tố sẽ dẫn đến viêm mũi dị ứng.
Sẽ trở nên tình trạng mãn tính, nếu trong thời gian dài bị viêm mũi dị. Từ đó tình trạng nghẹt mũi thường xuyên xảy ra, khả năng bị ù tai theo đó nhức đầu, đau nặng đầu (dễ nhầm lẫn với viêm xoang).
Một số trường hợp, người bị bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài dẫn đến loạn khứu giác (mất mùi), ngủ ngáy do nghẹt mũi.
Viêm mũi dị ứng luôn gây cảm giác khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
III. Cách phòng bệnh tai mũi họng
– Tránh các tác nhân sẽ gây dị ứng như: khói thuốc lá, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa,…
– Giữ vệ sinh tai mũi mọng, cơ thể sạch sẽ.
– Không nên bật điều hoà quá lạnh.
– Giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ và mang khẩu trang khi ra đường.
– Thăm khám và điều trị ngay khi bị bệnh tai mũi họng.
Trên đây là đặc điểm, một số bệnh tai mũi họng thường gặp và cách phòng tránh. Các bố mẹ có thể tham khảo bài viết trên đây và tìm hiểu thêm để đảm bảo sức khỏe của trẻ em.
Phòng khám đa khoa Ân Đức 1 là một địa điểm thăm khám uy tín có tiếng tại Đà Nẵng. Bạn có thể đưa bé ghé khám, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0236 37 89 517 để đội ngũ y bác sĩ tư vấn cho bạn nhé!
Đọc thêm: https://dakhoaanduc.com/tin-tuc/phong-kham-da-khoa-quan-lien-chieu-da-nang
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1
Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 37 89 517
Zalo: 0368.275.751
Email: anduc1.pkdk@gmail.com