Điều trị đau đầu mất ngủ tại Liên Chiểu, Đà Nẵng

Điều trị đau đầu mất ngủ hiệu quả tại Liên Chiểu

Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và nắm được cách điều trị đau đầu mất ngủ hiệu quả tại Liên Chiểu, Đà Nẵng, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu thêm về:

> Phòng khám Đa khoa Quận Liên Chiểu – Đà Nẵng

Điều trị đau đầu mất ngủ hiệu quả tại Liên Chiểu
Điều trị đau đầu mất ngủ hiệu quả tại Liên Chiểu

1. Đau đầu mất ngủ là bệnh gì?

Đau đầu mất ngủ là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó đa số là người trung niên và người cao tuổi.

Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, sau khi người bệnh ngủ tầm 1 tiếng. Cơn đau đầu khiến khiến người bệnh khó trở lại giấc ngủ trọn vẹn. Nó có thể kéo dài 15 phút thậm chí đến vài tiếng.

Bệnh đau đầu mất ngủ không đang lo ngại nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài, sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Người bệnh sẽ thường xuyên bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh… Thậm chí, đau đầu, mất ngủ có thể còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khoẻ nguy hiểm khác.

2. Đau đầu, mất ngủ có mối liên hệ như thế nào?

Đau đầu và mất ngủ có nhiều mối liên quan với nhau, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Khi mất ngủ, thần kinh sẽ bị căng thẳng do không được nghỉ ngơi đầy đủ, gây ra đau đầu. Ngược lại, cơn đau đầu sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và sau từ đó lại tiếp tục dẫn đến tình trạng đau đầu nặng hơn.

3. Nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mất ngủ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu mất ngủ. trong số đó, các lý do phổ biến có thể kể đến dưới đây:

3.1. Do tuổi tác

Càng lớn tuổi, thời lượng giấc ngủ của chúng ta càng bị rút ngắn. Nguyên nhân là do sự giảm dần của hormone Melatonin – một loại hormone giúp duy trì nhịp thức ngủ sinh học, hỗ trợ chúng ta dễ đi vào giấc ngủ tối và thức dậy vào buổi sáng.

3.2. Do căng thẳng, stress.

Căng thẳng dẫn đến rối loạn đau đầu là một tình trạng phổ biến hàng đầu hiện nay, bên cạnh chứng đau nửa đầu.

Đau đầu do căng thẳng với việc thiếu ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là mối quan hệ 2 chiều: Đau đầu có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Ngược lại, rối loạn giấc ngủ cũng kích hoạt các cơn đau đầu. Tất cả đều có liên quan đến các yếu tố tiềm ẩn về cảm xúc, căng thẳng hay trầm cảm.

3.3. Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết gây đau đâu, mất ngủ
Thay đổi thời tiết gây đau đâu, mất ngủ

Một lý do thường gặp có thể khiến bạn đau đầu và đi kèm ngủ không ngon giấc là thay đổi thời tiết như: mưa bão, nắng nóng, thay đổi độ ẩm… Theo Tổ chức nghiên cứu về nhức đầu của Mỹ: cứ 4 người thì có 3 người bị đau đầu khi thời tiết có những biến đổi.

Khi thời tiết thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về áp suất. Đây được xem là nguyên nhân tác động tới hoạt chất và điện não làm kích thích tới dây thần kinh và dẫn tới các cơn đau đầu và có thể đi kèm mất ngủ.

3.4. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Những người thường xuyên thức khuya, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống không điều độ, hay sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích… cũng có nguy cơ bị đau đầu và dẫn đến mất ngủ. Chế độ dinh dưỡng, thần kinh, nhịp sinh học của cơ thể bị tác động do các thói quen không tốt. Lúc này, cơ thể sẽ không có được một lịch trình ngủ nghỉ đúng cách.

3.5. Mất cân bằng dinh dưỡng

Thiếu máu hay mất cân bằng dinh dưỡng làm cản trở quá trình tuần hoàn máu đến não là một trong những lý do phổ biến gây ra hiện tượng nhức đầu mất ngủ ở nhiều người.

3.6. Ô nhiễm tiếng ồn

Khi bạn sống trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn lớn, hệ thần kinh sẽ liên tục bị tác động làm tăng nguy cơ bị đau đầu mất ngủ. Chứng đau đầu mất ngủ càng dễ xảy ra hơn khi không gian ngủ bị ô nhiễm bởi tiếng ồn và không tạo được cảm giác thoải mái.

3.7. Do bệnh lý

Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý mãn tính như: thiếu máu não, tiểu đường, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình hay lupus ban đỏ… Ngoài ra, bệnh viêm xoang cũng là nguyên nhân tiềm ẩn phía sau dẫn đến chứng đau nửa đầu.

3.8. Sử dụng thuốc

Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng như: thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng…

4. Những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm khi bị đau đầu, mất ngủ.

Nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh
Nguy cơ tiềm từ bệnh

Đau đầu mất ngủ không đơn giản là bệnh lý thông thường mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe.

4.1. Tác động của một số bệnh lý mãn tính.

Tiểu đường, thiếu máu não, lupus ban đỏ… và nhiều bệnh lý mãn tính khác cũng có biểu hiện ban đầu là nhức đầu. Khị bị đau đầu, nhiều người xem nhẹ và bỏ qua triệu chứng hoặc tự cho rằng nhức đầu là do thời tiết không quan tâm đến. Vì vậy, bệnh thường không được phát hiện sớm để điều trị.

4.2. Do ảnh hưởng của bệnh viêm xoang

Một triệu chứng của viêm xoang thường gặp là đau đầu và cả đau nửa đầu. Việc này có khả năng khiến người bệnh gặp thêm tình trạng mất ngủ. Nếu viêm xoang được kiểm soát thì vấn đề nhức đầu, khó ngủ cũng sẽ dần biến mất.

4.3. Bệnh u não

Nếu cơm đau đầu kèm theo khó chịu, ngủ không ngon giắc kéo dài từ 1 tháng trở lên, thì bạn không nên chủ quan tự điều trị tại nhà. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u não, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sớm, phát hiện và loại trừ bệnh lý nguy hiểm này.

4.4. Cơ thể thiếu dinh dưỡng

Đau đầu mất ngủ cũng cho thấy nguy cơ cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần xem lại chế độ ăn uống của mình. Nên đi kiểm tra dinh dưỡng để xem mình có đang thiếu chất nào hay không. Khi cơ thể khỏe mạnh, thì tình tràng nhức đầu, mất ngủ mới có thể dần khắc phục.

4.5. Đau nửa đầu.

Đau nửa đầu thường xuất hiện ở phụ nữ. Tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ gấp 3 lần so với nam giới. Bệnh hay gặp ở người dưới 45 tuổi. Với trẻ em và người lớn tuổi thường hiếm gặp hơn. Đau nửa đầu rất hay đi kèm với chứng mất ngủ, khó ngủ.

5. Hướng dẫn điều trị đau đầu mất ngủ tại Liên Chiểu.

Nếu bị đau đầu do thiếu ngủ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm nhẹ sau:

– Chườm lạnh trán bằng một miếng vải mát hay một túi đá.

– Uống nhiều nước.

– Dùng thuốc để giảm đau đầu và các triệu chứng liên quan. Trước khi sử dụng các loại thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và uống thuốc đúng chỉ định.

Nếu cơn đau đầu do thiếu ngủ kéo dài dai dẳng thì bạn nên đi khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ để đưa ra phương án phù hợp nhất.

6. Các bước điều trị đau đầu, mất ngủ.

6.1. Lựa chọn bệnh để chữa trị đau đầu mất ngủ trước.

Để điều trị bệnh đau đầu mất ngủ hiệu quả, bước đầu tiên, bạn cần xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh. Nếu bệnh bắt nguồn từ đau đầu, bạn nên tập trung chữa đau đầu trước. Từ đó, vấn đề về mất ngủ cũng sẽ được cải thiện. Ngược lại nếu mất ngủ dẫn đến đau đầu thì cần khắc phục mất ngủ trước để ngăn chặn các cơn đau.

Một số thói quen giúp cải thiện giấc ngủ bạn có thể tham khảo:

– Hạn chế bị căng thẳng, lo âu khi đi ngủ

– Ngủ và thức dậy một khung giờ cố định mỗi ngày

– Giữ không gian phòng ngủ tối, yên tỉnh, thoáng mát

– Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước giờ ngủ

– Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, caffeine

– Vận động thể dục, thể thao điều độ

6.2. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị đau đầu mất ngủ vào thực đơn hàng ngày.

Thực phẩm hỗ trợ điều trị đau đầu mất ngủ
Thực phẩm hỗ trợ bệnh đau đầu mất ngủ

Người bị mất ngủ và đau đầu có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách bổ sung các thực phẩm phù hợp vào bữa ăn hằng ngày. Điều này không chỉ giúp tăng cường dinh dưỡng mà còn hỗ trợ giấc ngủ và giảm bớt các cơn đau.

Theo đó, một số thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào có lợi cho giấc ngủ và não bộ bao gồm: Các loại cá béo, hạnh nhân, hạt óc chó, trứng, yến mạch, chuối, bơ, trà hoa cúc, các sản phẩm từ sữa…

Những thực phẩm tốt cho trí não và hỗ trợ giấc ngủ

6.3. Nghỉ ngơi, rèn luyện phù hợp để điều trị đau đầu mất ngủ.

Để tăng cường sức khỏe nói chung và hạn chế các cơn đau đầu, mất ngủ nói riêng thì bạn không thể thiếu việc nghỉ ngơi kết hợp rèn luyện hằng ngày.

Chỉ cần vận động mỗi ngày từ 15 đến 30 phút cũng đủ khiến cơ thể thải độc, giảm căng thẳng từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra vận động còn giúp giải phóng nhiều endorphins, giúp giảm bớt tần suất cũng như mức độ của các cơn đau đầu.

7. Ngủ bao nhiêu mỗi ngày là đủ để điều trị đau đầu mất ngủ?

Nhìn chung, hầu hết chúng ta đều cần ngủ đủ từ 7 tới 9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Tuy vậy, thời gian ngủ của một người sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi của họ. Trẻ em thường cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn. Dưới đây là thời lượng ngủ chi tiết cho từng nhóm tuổi:

– Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: ngủ từ 14 đến 17 tiếng

– Trẻ 4 – 11 tháng tuổi : ngủ từ từ 12 đến 15 tiếng

– Trẻ 1 – 2 tuổi: ngủ từ từ 11 đến 14 tiếng

– Trẻ 3 – 5 tuổi: ngủ từ từ 10 đến 13 tiếng

– Trẻ 6 – 13 tuổi: ngủ từ từ 9 đến 11 tiếng

– Trẻ 14 – 17 tuổi : ngủ từ từ 8 đến 10 tiếng

– Người từ 18 – 64 tuổi: ngủ từ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm

– Người trên 65 tuổi: ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm

8. Địa chỉ điều trị đau đầu mất ngủ tại Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Thiếu ngủ và nhức đầu có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến các chức năng trong cơ thể khó phục hồi. Nếu bạn cảm thấy tình trạng đau đầu mất ngủ kéo dài, không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng nhiều cách cải thiện tại nhà. Bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có. Từ đó có phường pháp điều trị kịp thời, đúng cách chứng đau đầu mất ngủ.

Phòng khám Đa khoa Ân Đức 1 tại Liên Chiểu, Đà Nẵng sẽ là một đơn vị rất đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn. Với đội ngủ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng chuyên môn cao, phòng khám cam kết sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác nhất làm bạn mất ngủ và điều trị một cách triệt để.

Liên hệ tư vấn và đặt lịch khám đau đầu mất ngủ nhanh chóng qua địa chỉ sau:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂN ĐỨC 1

Địa chỉ: 517 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 37 89 517

 Zalo: 0368.275.751

Email: anduc1.pkdk@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *